Công Dụng :
• Uống 3 ly trà mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm cân và đốt cháy được tới 100 calo năng lượng.
• Vitamin C, E, … có nhiều trong lá trà xanh giúp làm đẹp da, chống lão hóa.
• Các chất có trong trà thức đẩy thúc đẩy việc trao đổi chất, tiêu mỡ, giảm béo, ngăn ngừa bệnh về tim mạch, chống Oxy hóa, phòng chống ung thư.
Mô tả
✅✅ Công Ty TNHH Trà Phú Sỹ ✅✅
☕️☕️Mang Đến Cho Bạn Hương Vị Tuyệt Vời Nhất ☕️☕️
🌱🌱🌱TRÀ XANH TÚI LỌC XOÀI🌱🌱🌱
Thành Phần : 100% Búp trà xanh .
Những câu truyện thần thoại về nguồn gốc cây trà xanh
Cùng Hiệp hội chè Việt Nam tìm hiểu về nguồn gốc của cây trà
Khi nhắc đến nguồn gốc câytrà người ta thường nhắc đến những câu chuyện có vẻ thần thoại hơn là sự thật. Theo như những câu chuyện đó thì cây trà là do một người có tên là Thần Nông – Một trong những Tam Hoàng Ngũ Đế của văn hóa người Trung Hoa tìm thấy.
Người Hoa Bắc với những câu chuyện được lưu truyền như huyền thoại về ông với nhiều điểm nổi bật như thành thạo y khoa, nông nghiệp. Vào một ngày khi đang đun nước dưới cây trà, vài chiếc lá trà vô tình rơi vào ấm nước của ông, sau khi uống vài ngụm nước có lá trà ông cảm nhận được người ông như có một năng lượng kỳ diệu. Và kể từ đó ông xếp trà vào danh sách những loại dược liệu của mình.
Còn theo truyền thuyết Hoa Nam lưu truyền rằng: Sư Tổ của Thiền phái Thiếu Lâm Tự Trung Hoa lúc bấy giờ là Đức Đạt Ma, khi tọa thiền lại vô tình ngủ quên, vì giận bản thân nên đã tự mình cắt mí mắt quăng xuống đất và chính nơi mí mắt ông rơi xuống đã mọc lên một thứ cây kỳ lạ mà khi hái lá của cây đó uống sẽ khiến tâm hồn tỉnh táo hẳn ra, người ta gọi đó là cây trà.
Lịch sử và nguồn gốc cây trà xanh- ở Việt Nam
Lịch sử phát triển của cây trà trải qua hàng ngàn năm và được lưu truyền mãi đến ngày hôm nay
Khác với những truyền thuyết được kể trước đó của người Trung Hoa, một số nhà khoa học khi tìm hiểu đã phát hiện nguồn gốc của giống cây trà xanh là Vân Nam (Trung Quốc – vùng biên giới sát với Việt Nam), các vùng Thượng Lào, Tây Bắc của Việt Nam và Bắc Thái Lan, đây là những vùng trà cổ khởi nguồn.
Ở thượng nguồn của dòng sông Mekong, có dòng sông Lancang (tên gọi ở Trung Quốc). Nơi đây đặc biệt bởi trong ngày tại một khu vực lại có đến 7 loại khí hậu khác nhau. Điều kiện thời tiết với lượng nắng và mưa tương đối lớn, biên độ nhiệt có sự chênh lệch cao, thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trà xanh. Gần Phổ Nhĩ, nơi có khoảng cách với Việt Nam trong khoảng 50km, có một vùng nổi bật tập trung đến 20 núi trà cổ. Đây là nơi những lá trà đầu tiên trên thế giới bắt nguồn.
Tại nước ta, trà cổ có giá trị cao được tìm thấy rất nhiều. Trà cổ thụ ở khu vực phía Bắc nổi tiếng phải kể đến như: trà Shan Tuyết Suối Giàng (Yên Bái), trà shan Lũng Phìn (Hà Giang), trà Tủa Chùa (Điện Biên), trà shan tuyết Tà Xùa (Sơn La), trà shan Pà Cò (Hòa Bình), trà Tô Múa (Sơn La)… Những cây trà cổ thụ này to lớn cao và thân rộng. Những lớp địa y trải qua lâu đời đã to bằng bàn tay và thân cây phủ đầy mốc.
Vào năm 1976, một người chuyên nghiên cứu chè trên thế giới có tên Djemukhatze trong 2 năm, bằng những khả năng tài ba vốn có trong nghiên cứu sinh hóa thực vật ông đã nghiên cứu về trà cổ thụ và tìm ra được những dấu vết về cây trà xanh và lá trà đã hóa thạch từ thời thời kỳ đồ đá ở khu vực Hùng Vương, Phú Thọ.
Tại khu vực tỉnh Yên Bái ông tìm được một vùng trà hoang có khoảng 40.000 cây, có 3 cây trà cổ thụ sống có tuổi đời cao. Cây lớn nhất cao tầm 9m, vòng thân của nó tương đương với vòng tay ôm của 3 người, còn với khu vực Cao Bắc Lạng ông đã tìm thấy những cây trà hoang cổ thụ chiều cao lên đến 18m. Chính vì những phát hiện này của ông đã cho rằng Việt Nam là một trong những nơi khởi nguồn của cây trà xanh.
Vùng trồng trà ở Bảo Lộc, Lâm Đồng
Vùng trà Bảo Lộc, Lâm Đồng nổi danh với sản phẩm chè Ô long thơm ngon và mát dịu
Ngược dòng lịch sử ta sẽ thấy, do nhu cầu khai thác đất đai và nguồn nhân công bản xứ khi xưa của người Pháp, cây trà đã được đưa xuống vùng Bảo Lộc của tỉnh Lâm Đồng ngày nay vào những năm 1930. Trên mảnh đất màu mỡ ấy cho đến ngày nay, trà là cây công nghiệp nằm trong top 3 cây công nghiệp phát triển mạnh nhất ở khu vực Bảo Lộc.
Được mệnh danh là “ kinh đô trà” Bảo Lộc mang một khí hậu ôn hòa, quanh năm mát mẻ. Trà Bảo Lộc được xem là một thương hiệu trà có tiếng trong và ngoài nước. Các dòng trà được biết đến và làm nên tên tuổi nơi đây chính là dòng trà ướp hương và trà Ô long. Cùng với những hương vị đặc trưng của núi rừng nơi đây như mứt, rượu vang, cà phê, dâu tây, trà cũng mang trong mình một hương vị thơm ngon, tôn vinh vùng cao đất đỏ này.
Cafein là thành phần có trong lá trà và không bị thay đổi sau chế biến. Với mỗi vị trí trong cây trà tươi thì hàm lượng caffein sẽ có sự khác nhau. Cụ thể nõn tôm + lá 1 có 4 – 7% caffein, lá thứ 2 có 4 – 5% caffein, lá thứ 3 có 3 – 7% caffein, lá thứ 4 có 3% caffein, phần cuống 1,9% caffein. Lá trà bánh tẻ có 2% caffein. Hàm lượng caffein có trong trà ở dạng caffein tanat cho nên tác dụng tương đối chậm hơn so với caffein trong cà phê).
Tiếp theo là L-theanin. Đây là một loại axít amin tự do, thành phần này không có trong protein. Hàm lượng chất này trong trà búp khô chỉ chiếm có 1%. Lá trà bánh tẻ được trồng dưới tán cây to trong vườn thì sẽ có hàm lượng L-theanin là 2% (tính theo tỉ lệ trong lá tươi là 0,2%). Thành phần L-theanin sẽ được tổng hợp từ rễ đến lá, khi tiếp xúc với cường độ lớn của ánh nắng mặt trời sẽ thành polyphenol, chính vì vậy mà so với trà đồi thì trà vườn thường nhiều L-theanin và ít polyphenol hơn.
Tanin là thành phần có trong trà xanh, thành phần này chiếm 27 – 34%. Hàm lượng tanin có trong trà càng cao thì chất lượng của trà càng tốt. Tanin là hợp chất polyphenol gồm có 7 loại catechin; trong đó Epigalocatechingalat (EGCG) là catechin mang vị đắng đặc biệt. Phần búp trà và lá 1 có hàm lượng tanin cao nhưng catechin dạng EGCG lại thấp nên có vị chát dịu và ít đắng. Trà trồng trên đất có thành phần molipden sẽ có vị chát ngọt vì hàm lượng EGCG thấp.
Flavonol là thành phần có trong trà xanh và bao gồm: kaempferol, quercetin, myricetin.
Tinh dầu và các axit đi cùng tinh dầu cũng là thành phần có trà trà xanh và bao gồm: Acetic, butyric, cafeic, caproic, palmitic, propionic, valeric…
Trong trà xanh còn có các vitamin: tiền sinh tố A, B2, B3, B5, C (C chủ yếu trong trà tươi, trà búp khô thì vitamin C chỉ còn vết).
Tác động của những chất có trong trà xanh lên cơ thể con người
Những dược tính của cây trà xanh mà chúng tôi liệt kê dưới đây sẽ khiến cho bạn bất ngờ!
Chất tanin có trong lá trà xanh khi được tiếp xúc với lớp niêm mạc đường ruột sẽ có tác dụng làm giảm sự hấp thu của canxi và chất sắt, từ đó có công dụng giúp cầm tiêu chảy.
Nhờ trong thành phần của trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa như: quercetin, flavonoid, vitamin C, carotene, EGCG mà các thành phần này có tác dụng cải thiện được hệ miễn dịch, tiêu diệt được gốc tự do và bảo vệ tế bào khỏi các tác nhân gây hại. Từ đó hạn chế sự phát triển của các tác nhân gây ung thư.
Việc duy trì sử dụng nước trà xanh thường xuyên hằng ngày rất tốt cho sức khỏe và có thể ngăn ngừa được một số bệnh lý về tim mạch, giảm được lượng cholesterol trong cơ thể, giúp tăng cường và bảo vệ hệ thống tim mạch.
Thành phần Catechin và các chất chống oxy hóa có trong lá trà xanh có tác dụng hữu hiệu trong việc kích thích hoạt động của não bộ và chống lại được các hoạt động của gốc tự do, giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về thoái hóa thần kinh như Parkinson và Alzheimer.
Thường xuyên sử dụng lá trà xanh sẽ giúp bạn kiểm soát được lượng hormone angiotensin. Đây là một loại hormone gây ra các bệnh về tăng huyết áp và co mạch máu.
Thành phần Polysaccharides và polyphenol có chức năng giảm đường huyết và cải thiện sự được sự nhạy cảm với insulin, giúp cơ thể kiểm soát được căn bệnh tiểu đường và các biến chứng.
Tinh dầu trong lá trà xanh có tác dụng hiệu quả trong việc hạn chế hôi miệng cũng như giúp loại bỏ các vi khuẩn gây sâu răng. Bên cạnh đó, chất florua còn có công dụng tối ưu trong việc duy trì sự chắc khỏe và trắng sáng của răng, giảm thiểu tối đa nguy cơ sâu răng.
Những tác dụng của trà xanh
Cây trà xanh có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Cùng theo dõi ngay dưới đây nhé!
Làm giảm được số lượng thành phần vi khuẩn kháng thuốc.
Hạn chế nguy cơ ung thư và tim mạch
Ức chế sự lão hóa.
Giúp giảm cân nặng.
Hạ Cholesterol.
Tăng cường trí nhớ.
Thanh lọc giúp gan khoẻ mạnh.
Ổn định huyết áp.
Hạn chế nguy cơ bệnh tiểu đường.
Hỗ trợ miễn dịch.
Ngăn ngừa bệnh cảm cúm.
Tránh các bệnh hen suyễn.
Hạn chế sâu răng.
Ngoài những công dụng nêu trên, trà xanh vẫn còn rất nhiều công dụng khác. Chính vì đặc điểm lành tính của loại dược liệu này mà trà xanh là liệu thuốc chữa được rất nhiều bệnh thường gặp trong đời sống. Vì vậy mà ngày nay nhiều người cũng muốn trong vườn thuốc gia đình có được loại cây này, nhưng lại không biết loại cây này được trồng như thế nào. Trong phần tiếp theo dưới đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin tham khảo về kỹ thuật, cách trồng cũng như chăm sóc cây trà xanh tại Việt Nam.
Cách Pha Trà :
• Nhúng túi trà vào tách nước sôi, chờ 3-5 phút là dùng được . Có thể pha lại nhiều lần .
Lưu Ý :
- Nên thưởng trà vào buổi sáng hoặc trưa lúc trà còn nóng.
- Không uống trà lúc đói. Cách Bảo Quản : Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Hạn Sử Dụng : 2 năm kể từ ngày sản xuất. Địa Chỉ : 166 Lý Thái Tổ, Thôn 6, Xã Đambri,TP Bảo Lộc, Lâm Đồng .