-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Trà Ô Long ngày nay đã trở thành một loại trà khá phổ biến ở Việt Nam, được rất nhiều người yêu thích vì hương thơm ngọt, vị trà thanh thanh chứ không chát đượm như những loại trà xanh khác. Trà Ô Long ban đầu xuất phát từ tỉnh Phúc Kiến, rồi du nhập qua Đài Loan, phát triển cực thịnh và trở nên phổ biến khắp thế giới.
Trà oolong được coi là “vua của các loại trà trên thế giới”. Vào thời xa xưa, loại trà này chỉ được dùng để cung tiến vua chúa, sau này trà oolong được nhiều người thưởng trà ở nhiều quốc gia trên thế giới ưa chuộng bởi hương vị tự nhiên và những công dụng vô cùng quý giá đối với sức khỏe con người.
Nguồn gốc của Trà Ô Long:
=> Nguồn gốc của cái tên trà Ô Long bắt nguồn từ câu chuyện sau. Từ rất lâu rồi, ở vùng núi sâu An Khê Phúc Kiến, có người thợ săn tên là Hồ Lương. Một ngày trở về nhà sau khi săn thú, mặt trời lên cao, thời tiết nóng nực, Hồ Lương sợ thịt ôi hỏng, bèn tiện tay ngắt vài lá cây ven đường che đậy. Sau lại thấy nhà mình có mùi hương thơm ngát. Tìm quanh quẩn trong ngoài, mới biết hương thơm tỏa ra từ lá cây đã ngắt. Anh dùng lá cây ngâm vào nước, uống thấy tinh thần muôn phần sảng khoái. Hồ Lương không quản đường xa, tìm tới nơi, đào cây mang về trồng. Nhưng mùi vị pha không giống như trước. Anh suy nghĩ mông lung, rồi hiểu rằng, lá trà phải phơi nắng, gia công rồi mới có hương thơm. ”Hồ Lương” phát âm ngôn ngữ địa phương gần giống ”Ô Long”. Người dân trong vùng ghi nhớ công lao Hồ Lương liền gọi loại trà này là ”Ô Long trà”.
- Ở Việt Nam, từ giữa thế kỷ 19, danh sĩ đương thời Đặng Huy Trứ từng khẳng định loại trà Ô Long này đã được sản xuất tại chỗ qua bài thơ Thanh Trà giải nhiệt:
“… Đầy vườn tươi tốt lá chè xanh
Ngắt hái vò phơi sẵn để dành
Nhắn bảo cố đô bao thượng khách
Ô Long có ở nước Nam mình”
- Tuy nhiên chiến tranh khốc liệt suốt từ cuối thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20 khiến trà Ô Long biến mất. Phải chờ đến thập niên 90 của thế kỷ 20, khi có hai anh em người Đài Loan sang vùng Lâm Đồng gây dựng lại, trà Ô Long mới lại có cơ hội tái xuất giang hồ và nó nhanh chóng lan tỏa ra nhiều vùng trà khác ở Việt Nam.
Cách nhận biết trà Ô Long đạt tiêu chuẩn khi chế biến:
=> Trà Ô Long ngon có các viên trà tròn, mịn, ít trơ cọng, có màu xanh. Các viên trà tròn đều, không có hoặc ít có vụn. Ngửi hương trà ô long khô có mùi thơm ngọt, phảng phất chút mùi quế hoặc sen nếu là trà ô long Tứ Quý, có chút mùi sữa rất thanh nếu là trà ô long Kim Tuyên (mùi sữa chỉ thoang thoảng rất nhẹ, còn nếu trà ô long mà thấy mùi sữa nồng lên như sữa bột của em bé thì trà đó là trà tẩm hương sữa vào trà vì chất lượng trà không tốt). Ấm chén dùng để pha trà Ô Long có thể dùng ấm Tử Sa, ấm gốm hay ấm sứ đều được. Chén trà nên chọn chén có lòng tráng men trắng, để khi pha ra nhìn màu nước trà đẹp và dễ nhìn hơn.
Đặc điểm Trà Ô Long:
Viên trà ô long đạt tiêu chuẩn phải: khô và bóng, hình cầu, màu xanh đen, siết chặt vào nhau. Khi ngửi thì hương thơm tỏa ra tự nhiên, không được ướp hay tẩm bất kì hương liệu hay phụ gia nào.
Trà Oolong Tứ Quý sau khi pha có sắc nước vàng hơi xanh, trong chứ không cặn, vị trà đậm đà, sâu lắng, ngọt ngào thanh tao, chát nhẹ vừa đủ, người thưởng trà chỉ thấy khoan khoái dễ chịu chứ tuyệt nhiên không có bất cứ sự băn khoăn nào khi thưởng thức.
Không chỉ là thương hiệu trà ô long Việt, với hình dáng và hương vị đặc biệt, trà oolong Tứ Quý của Trà Việt Tân Cương dễ dàng chinh phục người thưởng thức. Hương thơm như cỏ cây, của hoa lá, thoang thoảng của loại trà này là hương thơm hoàn toàn tự nhiên, được tạo ra trong quá trình sản xuất và chế biến mà không cần đến bất cứ một loại hóa chất hay chất tạo hương nào.
Trà oolong xuất hiện ở Việt Nam vào cuối những năm 80 của thế kỉ 20, được trồng chủ yếu ở tỉnh Lâm Đồng. Khí hậu và thổ nhưỡng của vùng cao nguyên này đặc biệt thích hợp để trồng trà ô-long. Trà oolong Việt Nam được trồng và chế biến theo quy trình công nghệ sạch (IPM). Trà oolong Việt Nam được ưa chuộng không kém gì các loại trà khác như trà Thái Nguyên, trà cổ thụ hay trà lài.
Nguyên liệu sản xuất trà oolong Tứ Quý
=> Nguyên liệu sản xuất trà oolong tứ quý cao cấp là những búp trà có từ 3 đến 4 lá bao gồm cả tôm trà nhỏ xíu bên trên, Búp trà Oolong đỏ được thu hái vào buổi sáng, lúc tan sương, không hái vào ngày mưa hoặc ngày nắng gắt. Trà sau khi hái được đựng trong gùi tre để tránh việc bị dập cánh trà.
=> Trà đảm bảo được hái từ những vườn Trà Oolong sạch tại Đà Lạt, Lâm Đồng. Vườn trà được chăm sóc hoàn toàn thủ công, KHÔNG phun thuốc trừ sâu, KHÔNG phun thuốc diệt cỏ, để đảm bảo Trà Oolong đạt được hương vị thơm ngon nhất.
Quy trình chế biến trà Ô Long Tứ Quý:
Mỗi một công đọan chế biến trà Ô Long đều phải tuân theo quy trình nghiêm ngặt cả về nhiệt độ lẫn thời gian. Thời gian để từ búp tươi trở thành sản phẩm hoàn thiện mất 36 – 48 tiếng và khoảng 4.5 kg trà tươi cho ra 1 kg thành phẩm. Để có được trà Ô Long ngon phải bảo đảm tuân thủ yêu cầu kỹ thuật từ khâu nguyên liệu cho đến các công đoạn chế biến từ trà tươi sang trà khô.
1. Làm héo bằng nắng:
Búp trà non sau khi hái và được tập kết tại một điểm sẽ được chuyển về nơi sản xuất. Trà sẽ được làm héo sơ bộ bằng ánh nắng mặt trời trước khi đưa vào làm héo mát bằng máy. Trà sẽ được phơi trên một lớp bạt trải rộng. Người ta dùng loại lưới lớn, dày để làm dịu ánh nắng mặt trời rồi phơi khoảng 1h đồng hồ cho lá chè thoát bớt hơi nước.
Quá trình làm héo này đồng thời cũng có tác dụng làm mất tính bán thấm của màng tế bào , tăng hàm lượng các thành phần học có trong tế bào đặc biệt là hàm lượng cathechin, tăng hoạt tính của enzym, thúc đẩy quá trình oxy hóa để lên men tự nhiên.
2. Làm héo mát
Nhiệt độ làm héo của quá trình này là từ 20-22 độ C. Búp chè được rải đều trên nong rồi tiến hành trộn, đảo để tiếp tục quá trình thoát hơi nước và thúc đẩy quá trình lên men.
3. Quay thơm
Mục đích của quá trình này là làm dập tế bào, dịch tế bào tràn phủ búp trà, tiếp xúc với ô-xy trong không khí để đẩy mạnh quá trình lên men.
4. Lên men
Lên men là quá trình độc đáo nhất của trà ô-long bởi nó chỉ lên men một nửa, hay còn gọi là bán lên men. Khác với các loại trà khác, người ta chỉ cho trà olong lên men 50-60% rồi dừng lại. Quá trình lên men này tạo ra hương vị đặc trưng của trà oolong đỏ cao cấp.
5. Xào diệt men
Nhiệt độ : 80-85 độ C
Trà ô-long sau khi đã đạt độ lên men cần thiết sẽ được đưa vào các ống sao để dùng độ nóng cao phá vỡ hoạt tính lên men, ức chế quá trình tiếp tục lên men để duy trì hương vị trà không thay đổi.
6. Vò chuông
Mục đích của qúa trình này là làm dập các tế bào đồng thời phân bố lại chất dịch lên các bộ phận của búp trà. Để đạt được mục đích này người ta sẽ sửu dụng máy chuyên dùng để các khối trà chuyển động và tự ma sát vào nhau.
7. Sấy dẻo:
Làm giảm thủy phần của trà đến mức cần thiết, loại bỏ những enzym còn lại sau khi vò , chấm dứt quá trình lên men.
8. Tạo hình.
Ban đầu người ta sẽ tiến hành sấy trà để làm nóng và mềm trà sau đó sử dụng máy siết banh, siết chặt các khối trà tạo hình như trái banh. Quá trình sao, sấy, siết banh, vò banh được lặp đi lặp lại nhiều lần làm dập vỡ các tổ chức tế bào, ngấm các chất dịch lên bề mặt tế bào sau đó ngưng kết và làm khô.
9. Làm khô
Sử dụng máy sấy để làm giảm thủy phần của trà xuống còn mức 3-5% , ổn định các chỉ tiêu về phẩm chất của trà.
10. Phân loại, đóng gói
Trà sau khi chế biến sẽ được tiến hành phân loại chất lượng sản phẩm, loại bỏ những phần dập, nát và tiến hành đóng gói. Bao bì thường được sử dụng để đóng gói hiện nay là bao bì hút chân không, đây được xem như phương thức bảo quản trà tốt nhất.
Quá trình chế biến trà oolong đỏ cao cấp trải qua rất nhiều công đoạn, mỗi công đoạn đòi hỏi sự chính xác cao, có như vậy mới có được chất lượng thành phẩm tốt nhất.
=> Cách pha trà oolong Tứ Quý.
Trà oolong đỏ có hương thơm dễ chịu, thoải mái, vị trà không quá chát mà chát dịu, hơn nữa hậu ngọt rất thanh.. Trà oolong dễ dàng thích hợp với bất cứ người thưởng trà nào, cho dù là người mới thưởng trà, người cao tuổi hay người chưa uống trà bao giờ. Đặc biệt, trà oolong rất bền nước, hương trà khó phai.
=> Các Bước Pha Trà Oolong Tứ Quý:
Bước 1: Tráng ấm bằng nước sôi để giữ hương trà được tốt hơn.
Bước 2: Tráng trà: Cho lượng trà vừa đủ vào trong ấm. Thông thường là 10gr trà/100ml nước. Rót một ít nước sôi vào trong ấm rồi rót ra ngay.
Bước 3: Đổ nước sôi vào trong ấm và đậy nắp lại chờ khoảng 90 giây đến 1 phút .
Bước 4: Rót trà ra ấm và thưởng thức.
Tác dụng của trà oolong
Với quá trình bán lên men đặc biệt, trà oolong đỏ được xem như thức uống mang lại rất nhiều lợi ích về mặt sức khỏe cho con người.
- Giảm cân: Trà oolong có tác dụng làm tiêu hao lượng mỡ thừa trong cơ thể, đồng thời giúp giải phóng các lipit, ngăn ngừa việc tích tụ chất béo từ đó giúp hạn chế các nguy cơ mắc một số căn bệnh nguy hiểm như: tim mạch, có huyết áp...
- Giảm căng thẳng, mệt mỏi: Thưởng thức trà ô long Tứ Quý hàng ngày có thể khiên bạn tập trung làm việc, đồng thời giúp bạn giải tỏa những mệt mỏi, stress, hiệu quả công việc cũng cao hơn.
- Bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể: Với quá trình lên men một nửa độc đáo, trà oolong giữ được những dưỡng chất tự nhiên vốn có cực kì có lợi cho cơ thể như acid amin và protein.
- Làm chậm quá trình lão hóa, làm đẹp da: Trà oolong là người bạn vàng của sắc đẹp. Ngoài ra oolong còn được xem như loại thức uống giúp trẻ hóa làn da.
Lưu Ý :
- Nên thưởng trà vào buổi sáng hoặc trưa lúc trà còn nóng.
- Không uống trà lúc đói.
- Phụ nữ có thai và trẻ em dưới 3 tháng tuổi không nên dùng.
Nếu có dịp ghé thăm Bảo Lộc, mời bạn ghé Trà Phú Sỹ nghỉ chân thưởng một chén trà.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Hotline : 0978 047 486 - 0985 910 420
Showroom 1: 510 Trần Phú, TP.Bảo Lộc , Tỉnh Lâm Đồng
Showroom 2: 166 Lý Thái Tổ - Đambri - TP Bảo Lộc - Lâm Đồng
---------------------------------------------------
Nhà máy sản xuất : Số 166 Lý Thái Tổ , Xã Đambri, TP Bảo Lộc, Tỉnh Lâm Đồng.
TRÀ PHÚ SỸ rất hân hạnh được phục vụ quý khách